Popular Posts

Saturday, May 30, 2015

Việt kiều già ham cỏ non nên đọc bài nầy khi về VN !!!


Kính chuyển.

Việt kiều già ham cỏ non nên đọc bài nầy khi về VN !!!

 Hội câu Sài Gòn” khi chat ăn mặc khá kín đáo và chỉ làm như vô tình để hở những chỗ cần hở, nói năng rất tình cảm, lịch sự. ”

Với các cô, con mồi lý tưởng nhất là những con “cá” già”
1.001 cách thả mồi của hội ‘câu’ Sài Gòn
Ái Liên khẳng định với tôi: “Tụi em chỉ làm quen với các anh Việt kiều rồi nếu mấy ảnh về Việt Nam thăm nhà hay du lịch, tụi em tình nguyện làm người hướng dẫn.

Sáng thứ bảy, tôi gọi đến số máy của Ái Liên mà anh Quyên Ca đã chuyển cho tôi. Thoạt đầu, giọng cô có vẻ ngập ngừng nhưng khi biết tôi là bạn thân của “Việt kiều David Chương” thì cô đổi tông ngay. Sau vài phút trò chuyện, cô mời tôi trưa mai – Chủ nhật, gặp cô tại quán cà phê M. trên đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM.
10h45 sáng Chủ nhật, đang trên đường đến cà phê M. thì điện thoại tôi báo có tin nhắn. Mở ra xem, đó là tin nhắn của Ái Liên: “Em xin lỗi vì sự thay đổi này. Mời anh qua quán cà phê S ở đường Nguyễn Lương Bằng, khu Phú Mỹ Hưng, em đợi”.

Gần 11h30, tôi đến cà phê S, một quán khá sang trọng. Sau khi điện thoại để biết chỗ Ái Liên đang ngồi, tôi đến bàn cô. Ái Liên ở ngoài khác hẳn với tấm hình cô dán trong hồ sơ trên trang web VietS nhưng tôi vẫn phải công nhận cô khá đẹp, chỉ mỗi tội là cô hút thuốc lá như ống khói tàu. Suốt cuộc chuyện trò, cô hỏi tôi về “David Chương” và dĩ nhiên là tôi trả lời làu làu.

Ngược lại, cô cũng kể về “David Chương” y như cô là người yêu của ông Việt kiều “6 bó” – nhưng chưa hề tồn tại trên cõi đời này: “Tụi em không phải là gái mại dâm đứng đường, gái gọi hay thứ gì đại loại như thế…”.
Ái Liên khẳng định với tôi: “Tụi em chỉ làm quen với các anh Việt kiều rồi nếu mấy ảnh về Việt Nam thăm nhà hay du lịch, tụi em tình nguyện làm người hướng dẫn”. Tôi hỏi: “Hướng dẫn như vậy thì có thù lao gì không?”. Ái Liên cười: “Tùy lòng hảo tâm của mấy ảnh chứ em đâu đòi hỏi, chủ yếu là mở rộng giao lưu, thêm bè thêm bạn thôi mà”.

Cuối cùng, cô đi thẳng vào vấn đề: “Anh Chương nói là anh sẽ đưa tiền cho em để em lo cho má em…”. Tôi hỏi má cô hiện nay đang nằm khoa nào, phòng nào, giường số mấy ở Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy thì cô đáp: “Em chưa đưa má vào vì chưa đủ tiền”. Tôi nói, đại ý sáng mai tôi sẽ cùng cô đưa má cô vào BV, và tôi sẽ lo toàn bộ viện phí thì cô có vẻ bực dọc: “Má em đang ở dưới quê”. Tôi nói tiếp: “Vậy em về quê đưa má lên đi”.
Lần này Ái Liên đứng dậy, mặt cau có: “Thôi, khỏi làm phiền anh nữa, để em gọi anh Chương. Ảnh nói vì anh thiếu nợ ảnh nên em mới gặp anh chứ không thì ảnh chuyển tiền về cho em từ bữa kia rồi”.

Với các cô “thợ câu”, Việt kiều càng già càng dễ “câu”.
Tôi cố nín cười. Đúng lúc đó một cô gái khác, tuổi xấp xỉ 40 bước đến: “Ê Phượng, thằng chả email cho mày chưa, cái lão ở Thụy Sĩ đó?”. Tôi thấy mặt Ái Liên – bây giờ là Phượng – hơi tái đi: “Ủa, chuyện đó ăn nhằm gì tới bà mà bà thắc mắc”.
Rồi Phượng bước thẳng, không buồn chào tôi. Đến chiếc ghế sắt đặt cạnh bức tường gần cổng ra vào dành cho nhân viên bảo vệ, Phượng ngồi xuống, móc điện thoại bấm nhoay nhoáy. Một lát, chắc là không liên lạc được, cô ra bãi để xe, leo lên chiếc Air Blade màu đỏ phi một lèo.

Tôi chào, cười xã giao với cô gái vừa mới hỏi Phượng rồi mời cô ngồi, trong đầu thầm nghĩ thế là xôi hỏng bỏng không. Người duy nhất có thể giúp tôi khai thác về “Hội câu Sài Gòn” là Phượng thì xem như đã đứt bóng! Tuy nhiên, lần này tôi gặp may. “Nhìn anh chắc không phải Việt kiều?”. Tôi gật đầu. Cô gái – mà sau đó tôi biết tên là Nhi – nói tiếp: “Mọi bữa tụi nó đi cả hội nhưng bữa nay nó đi một mình. Anh mà là Việt kiều thì chắc con Phượng nó luộc anh rồi”.

Nhắm có thể tìm hiểu “Hội câu Sài Gòn” từ Nhi, tôi kể vắn tắt cho cô nghe chuyện Phượng quen David Chương, bạn tôi, rồi chuyện má Phượng bị ung thư, chuyện David Chương nhờ tôi đưa tiền cho Phượng. Nhi cắt ngang lời tôi: “Vậy anh đưa cho nó chưa?”. Tôi lắc đầu, tôi bảo sẽ cùng Phượng đưa má cô ta vào BV rồi tôi thanh toán toàn bộ viện phí, lấy hóa đơn gửi qua Mỹ cho bạn tôi thì Nhi cười khẩy: “Má nó giờ này đang đánh bài tứ sắc ở nhà chứ ung thư ung trứng gì”.

Theo lời Nhi, “Hội câu Sài Gòn” của Phượng gồm 6, 7 người, đôi lúc lên đến 10 người, tất cả đều có học, nhiều người nói tiếng Anh như gió: “Em cũng tham gia với tụi nó…” nhưng có lẽ biết mình nói hớ nên Nhi thòng thêm: “Mà thấy kiểu này không thọ nên em rút lui lâu rồi”. Vẫn theo lời Nhi, những cô trong nhóm “Hội câu Sài Gòn” thường xuyên săn lùng con mồi trên các trang mạng kết bạn bốn phương như VietS, VietCute, Twoo, Badoo…

Hễ thấy ông Việt kiều nào cỡ từ 50 – 60 tuổi trở lên, lai lịch, nghề nghiệp coi được – nghĩa là khả năng có “đôla” là họ tạo hồ sơ làm quen: “Quá trình làm quen thì cũng y như ông bạn anh vậy – cũng bắt đầu từ email, cũng chat.. Con Phượng anh gặp hồi nãy chẳng hạn, có thời gian nó quen 9 ông, có ông nó là em kết nghĩa, có ông nó là cháu tinh thần và có ông nó là người yêu bé bỏng. Anh mà thấy nó chat anh mới kính nể. Cùng một lúc, nó chat với cả… 9 ông nhưng ông nào cũng tưởng nó chỉ chat với một mình ổng”.

Khác với gái mại dâm, gái chat sex kiếm tiền bằng cách cởi quần áo ra rồi kêu con mồi nạp thẻ cào điện thoại để được xem cởi tiếp, “Hội câu Sài Gòn” khi chat ăn mặc khá kín đáo và chỉ làm như vô tình để hở những chỗ cần hở, nói năng rất tình cảm, lịch sự. Khi biết chắc cá đã cắn câu, họ đột ngột không liên lạc nữa để tạo cho con mồi tâm lý lo âu, thắc mắc. Sau đó họ mới đưa ra lý do “má em bệnh”, hoặc “em bị mất xe”, hoặc “em bị giật cái túi xách, mất điện thoại, laptop, mất giấy tờ, mất hết cả tiền”, “em bị tai nạn”, “nhà em bị bão thổi sập”…

Và thế là không nhiều thì ít, những đồng đôla bay về. Nhi kể có ông Việt kiều “7 bó” ở Mỹ, sau thời gian quen nhau trên mạng với một cô trong “hội”, ông về Việt Nam để gặp người tình trong mơ. Qua vài lần đi chơi, ăn uống với nhau, cô gái bé bỏng của ông than thở, rằng đi làm mà không có xe, phải đi xe buýt cực muốn chết. Ông hỏi chiếc xe gắn máy bây giờ khoảng bao nhiêu tiền, cô nói mua xe mới đắt lắm nhưng cô có người bạn đang muốn bán lại chiếc Dylan, hồi đó mua gần 100 triệu nhưng vì là chỗ thân tình nên bạn cô “để rẻ” cho cô 60 triệu thôi.

Vậy là, ông Việt kiều móc túi đưa cô 3.000 “đô” mà không hề biết chiếc Dylan đó là hàng nhái của Tàu, chủ nhân của nó đã chạy đến rệu rã và rao bán với giá chỉ 6 triệu bạc. Thế đã hết đâu, trước khi mua, cô ta gặp chủ xe đặt điều kiện là sau 1 tháng cô ta sẽ bán lại với giá… 3 triệu đồng! Tới hồi ông Việt kiều về Mỹ hôm trước thì hôm sau, chiếc Dylan Tàu lại hồi quy chính chủ!

Sống bằng nghề “câu” thông qua email, chat chit nên thường thì đêm nào cũng vậy, các cô trong “Hội câu Sài Gòn” chat với những người tình già đến 2, 3h sáng. Gần trưa ngủ dậy, sau khi trang điểm, họ hẹn nhau tại một quán cà phê nào đó để trao đổi “kinh nghiệm nghề nghiệp”. Với các cô, con mồi lý tưởng nhất là những con “cá” già, vợ chết hoặc đã ly dị, càng già càng dễ câu. Nhi nói: “Nhưng cũng có số anh ơi. Có đứa gửi 10 thư thì được trả lời cả 10 thư. Có đứa đêm nào cũng thức nhưng suốt năm bảy tháng mà chẳng có “cá” nào đoái hoài, túi lúc nào cũng “rỗng”.

Tôi hỏi trong “Hội câu Sài Gòn” có cô nào tên Giang, quen với một Việt kiều Mỹ tên Tâm?”. Nhi nhíu mày suy nghĩ rồi hỏi lại tôi: “Anh tả hình dáng nó coi”. Tôi lắc đầu không biết vì tôi đã gặp lần nào đâu, chỉ biết Giang là tên thật trong giấy tờ. Nhi nói: “Tụi nó mỗi đứa có cả chục tên. Như con Phượng chẳng hạn, quen với bạn anh nó lấy tên Ái Liên, quen với Việt kiều Đậu nó lấy tên Hoài Thương, ngay cả tên Phượng cũng không biết có phải tên thiệt của nó không nữa”.

Câu chuyện càng lúc càng sôi nổi vì dưới mắt Nhi, tôi và bạn tôi – David Chương suýt chút nữa là nạn nhân của “Hội câu Sài Gòn”. Năm ngoái trong hội này có một cô tên Yến trúng quả rất “đậm”. Số là khi lên mạng, Yến gặp được một ông Việt kiều xấp xỉ “7 bó” ở Ottawa, Canada. Chẳng hiểu cô ta tán tỉnh thế nào mà chỉ một thời gian ngắn “yêu nhau”, mỗi tháng ông “kiều” này đều đặn gửi về cho cô 2 “vé”. Được hơn nửa năm, ông bay về Việt Nam gặp Yến.

Nhi kể: “Mặc dù nó không kể nhưng cả hội đều biết nó câu được “con cá mập” qua việc nó mua chiếc xe Piaggio Liberty, mua điện thoại iPhone, đồng hồ Omega, dây chuyền vàng cùng một mớ quần áo, giày dép mới. Căn phòng ở mướn của nó có tivi đời mới, tủ lạnh, bếp ga”.

Chưa hết, biết chắc 6 tháng mùa đông ông già này rất khổ sở vì bệnh thấp khớp nên Yến đưa ông ta đến xem một lô đất rồi nói rằng đấy là đất của cô, chỉ vì cô chưa có tiền chứ nếu không, cô sẽ cất một căn nhà rồi cứ đến mùa đông, ông về ở với cô cho ấm cúng!
Một tháng sau, ông Việt kiều trở lại Canada rồi chuyển cho Yến tổng cộng 60.000 USD để xây nhà, mà là chuyển “chui”. 

Nhưng sau nhiều lần giục cô gửi hình nhà cửa qua cho ông xem mà Yến vẫn cứ lờ đi như không biết, ông bèn nhờ một người quen đến tận nơi tìm hiểu. Lúc biết miếng đất đó là của người khác, còn cô người yêu bé bỏng thì đã xóa hồ sơ trên trang web VietS, gửi email cô không trả lời, số điện thoại cũng không liên lạc được thì ông “kiều” Canada mới té ngửa bởi lẽ phần lớn tiền dành dụm từ lương hưu, ông đã đổ vào căn nhà trong mơ cả rồi. Bây giờ “bắc thang lên hỏi ông trời, đem tiền cho gái có đòi được không”.

Mở điện thoại cho tôi xem hình ông già này và Yến vai kề vai, má kề má trong dịp Yến mời cả hội đi ăn lúc ông mới từ Canada về, Nhi nói: “Anh để ý quần áo nó coi, lèng xèng hết sức. Vậy mà chỉ vài tuần sau – Nhi cho tôi xem tiếp tấm hình Yến ngồi vắt vẻo trên chiếc Piaggio – nó lột xác y như chuyện thần tiên”.

Trong suốt cuộc nói chuyện, Nhi có vẻ rất ghét Ái Liên (Phượng) vì mỗi lần nhắc đến cô này, Nhi lại nói bằng một giọng khá hằn học. Có lẽ vì thế mà lúc thấy tôi ngồi với Phượng, Nhi đã hỏi về “lão già Thụy Sĩ” một cách cố ý chứ chẳng phải vô tình. Chắp nối những tình tiết mà Nhi kể, tôi hình dung ra câu chuyện: Nhi câu được ông Việt kiều 71 tuổi, tên Đ., đi học bên Mỹ từ trước giải phóng rồi ở lại làm chuyên viên lắp ráp máy bay cho Hãng Boeing, giờ nghỉ hưu. Mỗi năm, ông Đ. chỉ ở Mỹ 6 tháng còn 6 tháng ông về Việt Nam ăn chơi nhảy múa.

Một bữa, ông cùng bạn bè đến một quán vọng cổ “hát với nhau” ở quận 5 thì gặp Nhi, là “đào” của quán này. Thấy ông già “7 bó” mỗi lần vào hát lại vung ra vài ba triệu, Nhi chủ động tấn công. Đang trong giai đoạn thả mồi bắt cá, chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà Nhi lại mời ông Đ. đi ăn sáng với “Hội câu Sài Gòn” nên ông lọt vào mắt xanh của Phượng.

Do Phượng trẻ hơn, xinh hơn, lại khéo chiều chuộng hơn nên chưa đầy 2 tuần lễ, ông Đ. “bái bai” quán vọng cổ của Nhi rồi thuê một căn hộ trong khu Phú Mỹ Hưng, đưa Phượng về sống mặc dù ông vẫn còn một căn nhà to đùng ở mặt tiền đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, do con trai và con dâu ông trông nom. Sau hơn 1 năm, số tiền dành dụm trong tài khoản của ông ở ngân hàng hầu như hết sạch. Nhi nói, giọng rất cay cú: “Con Phượng hốt của cha già đó không dưới 50.000 USD”.

Chưa xong, lúc gần hết tiền, chẳng hiểu có phải Phượng xúi hay không mà ông Đ. về kêu con… bán nhà, ông sẽ chia cho vợ chồng thằng con một nửa. Vẫn theo lời Nhi: “Nhà ổng kêu giá 11 tỷ mà không biết bán được chưa. Bữa nào rảnh anh ghé tới hỏi coi, ổng thường có nhà lúc 3, 4h chiều… Em nói thiệt chứ không nói xạo”.
Để kiểm chứng lời Nhi, 4h chiều Thứ tư tôi ghé địa chỉ mà Nhi đã cho, giả như người đang tìm mua nhà. Đúng như Nhi nói, ông Đ. ở trần, mặc quần short tiếp tôi. Ông hỏi ai giới thiệu mà biết nhà ông đang cần bán? Tôi trả lời “Dạ nghe… Hoài Thương nói”. Ông già “7 bó” trố mắt nhìn tôi: “Cậu quen Thương hả?” rồi mời tôi vào, dẫn đi coi từng phòng: “Có người trả tôi 10,6 tỷ mà tôi chưa bán. Cậu là người quen nên tôi nói thiệt, chắc giá 10,7 tỷ, không bớt đồng nào. Nếu cậu OK thì bữa nào đặt cọc rồi làm giấy tờ”.

Đến tối, lúc đang ngồi viết bài này thì điện thoại tôi reo, trên màn hình là số của Phượng. Cầm máy lên, tôi nghe cô hỏi: “Bữa qua đến giờ anh có liên lạc được với anh Chương không?”. Tôi đáp: “Có email cho ảnh để kể về chuyện vì sao chưa đưa em tiền”. Phượng nói: “Em gọi 3 lần mà ảnh không bắt máy. Mấy lần sau máy lúc nào cũng bận. Em email, nhắn tin cho ảnh cũng không thấy trả lời. Chẳng biết ảnh có đau ốm hay gặp chuyện gì không”.

Một lần nữa, tôi lại cố nín cười: “Không có anh Chương thì vẫn còn… anh Đ., nghe nói ảnh sắp bán được nhà rồi mà”. Đầu bên kia im bặt một lúc rồi giọng Phượng rít lên: “Ê, tôi quen ai thì kệ cha tôi chớ, mắc mớ gì đến mấy người…”.

Nửa tiếng sau đó, tôi vào lại trang web VietS thì hồ sơ mang tên Ái Liên đã hoàn toàn biến mất.

Chúc vui vẻ
" Bài viết lượm được trên mạng, nếu có trùng tên hay trùng mẩu chuyện của ai đó thì đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên "
Hình ảnh này chỉ là hình minh họa cho câu chuyện, tuy nhiên cấm mấy ông gìa trên 75 coi hình lâu qúa ....

@net...
__._,_.___

Posted by: Hong-Con TA

 


Phiếm CHỮ NGHĨA MÀ CHƠI!


Phiếm CHỮ NGHĨA MÀ CHƠI!

TỪ ĐIỂN - TỰ ĐIỂN – ĐÚNG SAI?
                  
Thái Quốc Mưu

Thuở học sinh, sinh viên, nghĩa là thời cắp sách đến trường. Chúng ta, thường tin tưởng tuyệt đối vào sách giáo khoa, coi đó là kim chỉ nam đào tạo cho mình kiến thức hầu tiến tới mục đích đỗ đạt. Đồng thời, chúng ta tuyệt đối tin tưởng vào các tác phẩm, sách giáo khoa của những tác giả khoa bảng, có học vị “bề thế”, hay các học giả, các nhà ngôn ngữ học,…viết ra. Tóm lại, cái gì, thứ gì họ viết đều được cho là đúng, là chính xác. Cứ thế nhắm mắt mà đọc mà học. Do đó, chúng ta không mua thêm sách để tra cứu, đối chiếu, đúng sai! Giả sử, có mua sách tra cứu thì các loại sách về một môn học đều na ná gần như copy của nhau rồi thêm thắt, chỉnh sửa để có một vài khác biệt.

Giờ, nghĩ lại không khỏi giật mình bởi, một phần kiến thức những “nhà học giả”, các vị “khoa bảng” tác giả những cuốn sách được giảng dạy ngày trước, giờ xem lại sai sót quá nhiều. Phần khác, khi viết sách giáo khoa, viết tự điển, từ điển… họ không dùng bản gốc để tra cứu. Hoặc, họ lơ là, lười biếng tìm những nguyên tác có tầm vóc quy mô, đồ sộ để tra cứu.

Xin thưa, tôi, Thái Quốc Mưu - kẻ viết bài nầy, không giỏi đâu! Có điều, anh em chúng tôi được may mắn sinh ra trong một gia đình mà dòng tộc có căn bản chữ nghĩa. Tôi nhờ được sự giáo dục căn bản, được học đúng thầy, tôi biết, hiểu được những cái sai, cái đúng của những vị đỗ đạt, có học vị hẳn hoi, hoặc những vị học giả viết sách giáo khoa, những vị từng dạy những người để khi ra trường họ làm thầy dạy lại kẻ khác.

Và, do luôn xem tất cả những người chung quanh đều là thầy tôi (khác xa với những vị không có thầy – Xin hiểu họ “quá giỏi”, chẳng còn ai xứng đáng làm thầy họ cả). Nhờ ở đâu, nhìn đâu cũng có thầy, nên tôi có cơ may học hỏi và học tất cả. Học điều hay để trau dồi kiến thức. Học điều dở để có kinh nghiệm sống. Nhờ vậy, kiến thức được nâng lên chút xíu; kinh nghiệm sống nhiều thêm tí ti.

Cụ thể, dưới đây là cái sai của những nhà khoa bảng và các nhà ngôn ngữ học:

Tất cả các cuốn sách thuộc loại tra cứu chữ nghĩa, đều có hai tên: TỰ Điển hoặc TỪ Điển.

Trong cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Nhà Xuất Bản Đà Nẵng – TRUNG TÂM TỪ ĐIỂN HỌC – HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG 1997, có 16 Nhà Ngôn Ngữ Học đồng tác giả.

Nơi trang 1036, từ trên xuống, dòng thứ 17, cột trái. Giải thích hai chữ Từ Điển (từ dầu huyền) như sau:

Từ điển d: Sách tra cứu tập hợp các ngôn ngữ (thường là đơn vị từ vựng) và sắp xếp theo một thứ tự để tra tìm, cung cấp một số kiến thức cần thiết đối với từng đơn vị. Từ điển tiếng Việt. Từ điển thành ngữ. Từ điển Pháp-Việt. Tra từ điển. (hết)

Tại trang 1039, ở cột phải, dòng thứ 22 từ trên xuống. Giải nghĩa hai chữ Tự Điển (tự dấu nặng): Tự điển d (cũ): Từ điển. (hết).

Câu giải thích trên đây có nghĩa Tự Điển là tên cũ, còn Từ Điển là tên mới. Trớt lớt!

Giải nghĩa như thế, chứng tỏ 16 Nhà Ngôn Ngữ Học đồng tác giả của cuốn Tự Điển Tiếng Việt dẫn trên, thiếu căn bản Việt Nho ngay từ đầu. Vì:

-         Tự Điển là sách giải nghĩa từng chữ hay từng tiếng một.

-         Từ Điển là sách giải nghĩa các đơn từ kết hợp lại, cấu tạo thành câu, thành ngôn ngữ (lời nói).

Vì thế, người ta nói “Ngôn từ” hay “Ngôn ngữ”, chẳng ai nói “Ngôn tự”.

Và, trong TỪ Điển còn giải thích các thể loại ca dao, thành ngữ, tục ngữ, phương ngữ,… Còn Tự Điển thì không!

Cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, dẫn trên, vừa là Tự Điển, vừa là Từ Điển mà để tên sách là Từ Điển. SAI!

Họ sai là do họ học theo sách vở, và khi còn là sinh viên họ chỉ mong đạt được mục đích, cố lấy cho được cái học vị, sau đó họ không chịu tra cứu, học thêm, bổ túc thứ kiến thức thu nhận từ học đường.

Khi đỗ đạt, thành ông Nghè, ông Cống họ viết sách dạy lại người khác mà không chịu nghiên cứu cẩn thận, hoặc nghiên cứu không đầy đủ, chính xác, hoặc do lười biếng không tra cứu đến nơi đến chốn. Cho nên, cái sai của họ lâu dần thành thói quen, được cho là “đúng” (?). Nhưng, sai vẫn là sai!

Vậy, NHỮNG CUỐN TỰ ĐIỂN hoặc TỪ ĐIỂNNỘI DUNG GIẢI THÍCH CẢ TỰ (dấu nặng) lẫn TỪ (dấu huyền) phải đặt tên sách thế nào cho đúng?

Nên chăng: Tự, Từ Điển hoặc, Tự Điển và Từ Điển?... Sai!

Phải gọi và đặt tên sách là TỪ THƯ

Thái Quốc Mưu
Atlanta, USA


__._,_.___

Posted by: danviet1995

NGƯỜI DI TẢN BUỒN (NAM LỘC)

 



---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
NGƯỜI DI TẢN BUỒN (NAM LỘC)

Chiều nay có một người đôi mắt buồn 
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa...

Cùng với Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt, Người Di Tản Buồn là bài hát thứ hai của ca nhạc sĩ Nam Lộc tự sự về cuộc sống tha hương, cô độc với những nỗi nhớ day dứt về một quá khứ vừa vuột khỏi tầm tay.

“Bài Người Di Tản Buồn, có thể nói là phần hai của bài Sài Gòn Vĩnh Biệt, bởi vì khi tôi đã chấp nhận một cuộc sống cô đơn ở xứ người, một mình sống trong một căn phòng nhỏ, ban ngày đi làm, ban đêm trở về, cuộc sống cứ kéo dài lê thê như vậy, thì rõ ràng đây là một người di tản, nói cho đúng là một người tị nạn cô đơn, buồn khổ, bởi lúc đó tôi sống trong một thành phố nhỏ bé nghèo nàn. Dĩ nhiên là khi cô đơn như vậy, ngồi trong phòng một mình, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến đất nước, đặc biệt thời gian đó, lại còn nghe đến tin những người bạn đồng ngũ với mình bị bắt đi cải tạo, và dĩ nhiên nghĩ đến người yêu của mình, người tình của mình, nên tôi đã viết Người Di Tản Buồn.

Nếu mọi người để ý thì thấy bài hát chia làm ba đoản khúc khác nhau. Đoạn đầu là những chia sẻ cho quê hương mình, cho gia đình mình, đặc biệt trong đó tôi nhớ tha thiết đến nơi mình đã sinh ra lớn lên, cứ mong rằng một ngày nào đó, qua đời mình sẽ được nằm xuống ở nơi đã chôn nhau cắt rốn.

Rồi thì ở đoạn 2, tôi nhớ đến những người bạn gái của mình, những người mình đã có một thời quen biết, dấu yêu với nhau, bây giờ cũng đã xa rồi. Có lẽ đoạn làm tôi xúc động nhiều nhất là khi tôi nhớ đến những đêm hành quân, những người bạn cùng chiến đấu với tôi, có những người còn sống, có những người đã chết, có những người đang ở trong rừng chiến đấu, đi kháng chiến. Vì thế cho nên đồng thời tôi nghĩ đến họ và hi vọng một ngày nào đó, tôi nằm xuống thân xác tôi được nằm cạnh những người chiến hữu mà tôi đã từng sống chết với họ trong những ngày hành quân, những đêm đóng trại."

Trong ca khúc Người Di Tản Buồn, người nghe hẳn nhận ra “cho tôi xin” được lặp đi lặp lại nhiều lần, và hôm nay, khi cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người, nếu được “xin” lại một điều gì, thì nhạc sĩ Nam Lộc mong muốn điều gì?

“Tôi rất mong một ngày nào đó, tôi được đưa những đứa con tôi sinh ở hải ngoại được về lại quê hương, quê cha đất tổ của chúng nó, để được nhìn lại quê hương của mình, để nhìn lại con đê ở làng Nội Duệ , Bắc Ninh, nơi tôi chào đời.

Tôi muốn cho các cháu được đi lại từ Bắc cho đến Nam và cá nhân tôi cũng được nhìn lại, những nơi tôi đã sống và trưởng thành. Tôi cũng có một nguyện ước là khi tôi nằm xuống có thể sẽ mang một ít tro tàn của tôi để rải xuống trên quê hương mình, trải xuống bên cạnh những người chiến hữu của tôi như tôi đã hứa, hoặc có thể trải xuống tượng đài những chiến sĩ Việt Mỹ mà tôi đã cùng hợp tác xây dựng, đó là những ao ước của tôi.

Nói tóm lại, những hình ảnh, những tâm sự của tôi trong bài hát này, tôi sẽ giữ mãi cho đến khi tôi nhắm mắt.”

Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa...

Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu...

Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vương dài bóng mát
Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi

Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi tên ai gởi theo cơn gió bay
Tình yêu ơi còn đâu những ngất say
Người yêu ơi giờ thương nhớ dâng đầy!
Này em có bao giờ em biết rằng
Ở nơi đây mùa thu rất ngỡ ngàng
Chiều rơi nhanh và đêm xuống rất mau
Thời gian không còn những phút nhiệm màu...

Cho tôi xin lại nụ cười, nở trên môi người yêu dấu
Cho tôi yêu lại từ đầu, khi vừa chớm biết thương đau
Cho tôi xin lại cuộc tình, từ lâu tôi hằng mơ ước
Xin cho tôi gởi lòng này, đến người yếu dấu ngày xưa

Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi anh em còn ai hay mất ai
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù !
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn đêm rừng thưa vang tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nữa không còn

Cho tôi xin lại ngọn đồi, ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào, chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi .

(Xin bấm vào link dưới để thưởng thức nhạc phẩm )

Trích Tình Ca Muôn Thuở FB


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

KHIÊM CUNG

 
  



 
                                      

                                                        KHIÊM CUNG
                                                                       Mạnh Kim - 27-05-2015

Tôi vẫn tin, một cách cực đoan, rằng chỉ có nền giáo dục tử tế mới có những con người tử tế và biết cách khiêm cung, biết cách giới hạn lòng tự tôn và biết cách kiểm soát bản thân trước những lời khen. Chẳng có gì nhanh chóng đẩy chúng ta xuống vực bằng cách thỏa mãn sự vuốt ve lẫn sự tự vuốt ve. Giới học giả trước 1975 tại miền Nam gần như chẳng ai phách lối coi mình là cái rốn của vũ trụ, kể cả triết gia cực ngông Phạm Công Thiện.

Sự khiêm cung thể hiện ở ngay trong tác phẩm họ soạn hoặc dịch. Trong “Nam Hoa Kinh” (Tủ sách Tân Việt xuất bản, 1962), dịch giả – cụ Nhượng Tống – viết lời mở đầu: “… Tôi mong các bạn sẽ phân-tích và được chịu những lời dạy-bảo cao-minh. Tài học tôi có lẽ chưa đủ hiểu hết phần cao-siêu trong học-thuyết Trang và chưa đủ quyền nói đến những chuyện mà phạm-vi là “vô cực”…

Trong “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam” (NXB Hiện Tại, 1959), Linh mục Mậu Hải viết lời giới thiệu cho tác giả-Linh mục Nguyễn Hồng: “… Nhưng trí một người có hạn, óc cá nhân có mức nên tác giả cũng như kẻ cầm bút viết mấy lời này vẫn thành thực thầm ước được nghe lời chỉ giáo của chư độc giả bốn phương”. Và trong “Việt Nam Văn học Sử yếu” (Trung tâm Học liệu, Bộ giáo dục VNCH, 1968), cụ Dương Quảng Hàm viết: “…. Quyển sách này còn có nhiều chỗ thiếu-thốn sơ-lược, sau này cần phải bổ-khuyết hoặc giải-thích thêm…, ngõ-hầu một ngày kia tìm thấy những hoa lạ quả quý hiện nay còn ẩn khuất trong đám cành lá rậm-rạp, thì thật là hân-hạnh cho chúng tôi lắm”.

Mà không phải trong giới nghiên cứu học thuật mới có sự khiêm cung. Trong khoa học cũng tương tự. Có thể thấy điều này trong giới khoa học thuộc cộng đồng Việt kiều. Chúng ta đã nghe nói đến kỹ sư Đinh Trường Hân (đoạt giải môi sinh của Nhà Trắng năm 2006, được tạp chí Public Works chọn là một trong 50 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ năm 2006); từng nghe nói đến bà Lê Duy Loan (kỹ sư Texas Instruments-TI; với hàng chục bằng sáng chế; trở thành phụ nữ đầu tiên và là gương mặt châu Á đầu tiên được bầu làm viện sĩ TI – chức danh trước đó chỉ được trao cho bốn gương mặt nam trong lịch sử TI); từng nghe nói đến bà Dương Nguyệt Ánh (tổng giám đốc Phòng khoa học-kỹ thuật thuộc Trung tâm chiến sự Hải quân Hoa Kỳ, người thiết kế bom cực mạnh chuyên phá hầm bêtông); từng nghe nói đến ông Trung Dũng (tiến sĩ khoa học máy tính Đại học Boston; cử nhân toán và khoa học máy tính Đại học Massachusetts; từng xuất hiện trên các tạp chí Forbes, Financial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle cũng như trong quyển The American Dream của nhà báo kỳ cựu Dan Rather)… Chúng ta đã nghe về tài năng của họ. Điều chúng ta chưa nghe đến là thái độ vung vẩy ngạo mạn lố bịch của họ. Có lẽ điều đó không bao giờ xảy ra.

Gần đây, trong chương trình “Tôi Là Người Việt Nam”, cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng kể đến trường hợp ông Trịnh Tiến Trinh, người dù từng được giải “NASA’s Inventor of The Year 1992″ nhưng vẫn thấy… “mắc cỡ” khi được ông Nguyễn Ngọc Ngạn dùng từ “khoa học gia” gọi mình. Hoặc chuyện ông Đinh Xuân Anh Tuấn (bác sĩ, giáo sư, nhà nghiên cứu). Khi được ông Ngạn hỏi: “Ông vừa là một bác sĩ, vừa là một nhà giáo vậy ông muốn tôi xưng bác sĩ hay giáo sư?”. Ông Tuấn trả lời: “Thưa anh Ngạn, tôi chỉ là một bác sĩ khi đứng trước bệnh nhân và một giáo sư khi đứng trước học trò, còn ở đây anh cứ gọi bằng tên thường được rồi”.

Khiêm cung. Tại sao họ lại khiêm cung? Họ hẳn hiểu rằng chẳng ai có thể toàn bích và sự hiểu biết dù mênh mông của họ vẫn luôn có những giới hạn nhất định… Cá nhân tôi vẫn tin rằng, một cách cực đoan, chỉ có một nền giáo dục tử tế mới sinh ra những con người tài năng và khiêm cung.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Xem thêm: 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

Friday, May 22, 2015

Thói hư tật xấu của người mình!


    Trích Tạp Chí Cách Mạng Số 72 của Đại Việt Cách Mạng Đảng

Thói hư tật xấu của người mình!

Trần Văn Giang (Ghi lại và viết thêm 2 mục)

Lời giới thiệu:

Không hiểu cuốn sách “Người Trung Quốc xấu xí” của Bá Dương (“Bo Yang”) được xuất bản cách đây gần hai chục năm có liên quan gì đến sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc hôm nay hay không?

[Nên biết bên Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là "The ugly American" của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó].

Tuy nhiên, hình như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc (!)

Ở hoàn cảnh Việt Nam, đã gần một thế kỷ rồi, thế hệ cha ông của chúng ta cũng đã có rất nhiều người dám vạch thẳng những tính xấu, những hủ tục của người Việt mình để biết mà sửa đổi (!) Nhưng mà không thấy có ai chịu nghe???  Để xét cái kết quả (“không khá”) này, cứ việc nhìn vào hiện tình dân tộc Việt ở trong nước lẫn ở hải ngọai; cứ nhìn vào chính bản thân mình, đồng bào và các tổ chức / hội đoàn chung quanh mình chứ chẳng cần tìm đâu xa!  Đến lúc này, thế hệ chúng ta, giữa những thay đổi lớn lao đang và vừa mới xẩy đến cho dân tộc chúng ta, giữa khát vọng phục hưng dân tộc… đây là một cơ hội thật tốt để cùng nhau đọc lại những nhận định mà các vị tiền bối đã viết về nhũng cái xấu xa của người mình và rồi tự đặt câu hỏi cho bản thân và cộng đồng của mình phải làm gì để cho dân tộc mình khá hơn?

“Có lẽ ta đâu mãi thế này …”
(Nguyễn Công Trứ - “Quân tử cố cùng”)

TVG

*

Inline image




1- Chơi bời lãng phí
Trần Chánh Chiếu
(“Lục tỉnh tân văn,” năm 1907)

Theo tục ông bà để lại, hễ mãn một năm thì ăn Tết một lần ấy cũng là phải. Sao tôi thấy hễ tới ngày ấy, ai ai cũng đốt pháo, dựng nêu, treo bùa tứ tung ngũ hoành, đánh đáo đánh quần tới bảy bữa, rồi nào me, nào lú (1), bài cào, xóc đĩa, tổ tôm đủ thứ. Thậm chí có ông ăn Tết rồi thì bán nhà bán cửa, nợ réo trước nợ réo sau.  Đã “bần nhược” (2) lại “đãi đọa” (3) vậy thì biết chừng nào mà giàu có như người ta đặng?

——————
(1) Theo Huỳnh Tịnh Của, “Đánh me” là "gây ăn thua trong cuộc chơi tiền,” còn “Lú” là "cuộc chơi con nít dùng tiền mà đánh đố.”
(2) Nghèo đói.
(3) Biếng nhác.


2- Ở đâu cũng thấy học đòi làm dáng
Hoa Bằng
(“Hiếu thượng,” Tri tân, năm 1943)

Cái hiếu thượng (1) của số đông người mình đã lộ rõ ở từ ngôn ngữ đến cử chỉ, từ hành vi trong gia đình đến động tác ngoài xã hội.  Người ta chơi câu đối?  Phần đông không phải vì thích chữ tốt yêu văn hay nhưng vì muốn sĩ diện ở mấy cái lạc khoản (2) có chức tước.  Người ta in danh thiếp?  Không phải vì cốt thông tính danh tỏ địa chỉ, song hình như chỉ cốt trưng những chức sắc tước trật và phẩm hàm.  Người ta đăng cáo phó?  Có lẽ ít vì cốt để báo tang, nhưng phần nhiều cốt để lợi dụng cái chết của ông bà cha mẹ mà quảng cáo cái danh phận của con cháu.

Cái bệnh hiếu thượng ấy truyền nhiễm đến cả nữ giới làm cho lắm người cũng mắc lây.  Một dạo ở xã hội ta nổi lên cái phong trào “phi cao đẳng bất thành phu phụ.”  Vì thế trong cuộc hôn nhân đã xảy ra lắm chuyện buồn cười.  Hoặc mượn văn bằng của người khác để đưa nhà gái sát hạch lúc cầu hôn, hoặc giả làm nhà tòng sự (3) suốt mấy tháng để nhà gái nếu có dò la vẫn thấy sớm vác ô đi tối vác về...

——————
(1) Thích hướng lên trên, tức hiếu danh, bon chen...
(2) Tự đề tên họ chức tước ở một góc câu đối.
(3) Làm công chức.


3- Học vấn một đằng, công nghệ một nẻo
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)

Tính người mình không biết quý trọng công nghệ, người làm nghề tựa hồ như bất đắc dĩ không học được làm quan chẳng lẽ ngồi khoanh tay chịu chết mới phải xoay ra làm nghề thôi.  Mà làm nghề thì không cần gì tinh xảo chỉ cốt bán rẻ tiền được nhiều người mua là hơn.  Công nghệ suy nhược lại còn là vì người có học thức không chịu làm, người chịu làm thì lại là người không có học thức, chẳng qua chỉ theo lối cũ nghìn năm xưa chớ không nghĩ được cách thức nào mới.

Ít năm nay, có trường bách công dạy dỗ, có lắm lời tân học cổ động thì cũng đã tỉnh ngộ ra ít nhiều và cũng đã có người sinh được nghề khéo, học được nghề mới tranh được lợi buôn bán.  Song cái tính khinh đường công nghệ thì vẫn chưa bỏ được. Có người nhờ công nghệ mà nên giàu có song vẫn tự coi mình là đê tiện, phải mượn cái phẩm ông Hàn ông Bá mới là vẻ vang.


4- Khéo tay mà trí không khôn
Phạm Quỳnh
(“Pháp du hành trình nhật ký,” năm 1922)

Xét ra ở nước Nam ta mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước, nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì, chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp, thợ thuyền phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn giữ được tinh thần cốt cách cũ , tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mời, nói tóm lại là không có trí sáng khởi (1) khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt.  Cho nên các nhà nghề ta không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho có cái trí khôn nữa.

Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức, thời không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ, sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ (2), để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học cho biết nghề mình duyên cách (3) thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biển đổi dần

——————
(1) Bắt đầu dựng lên, ngày nay hay viết là “sáng tạo.”
(2) Quan hệ của những cái liên tiếp nhau. Cũng nghĩa như hệ thống.
(3) Duyên (có khi đọc diên) ở đây là thủ cựu, cách là đổi mới. “Duyên cách”: Tình hình trong một khu vực nào đó cái cũ thế nào, cái mới ra sao.


5- Thiếu tinh thần cầu học
Nguyễn Văn Tố
(theo Lê Thanh, “Cuộc phỏng vấn các nhà văn,” năm 1943)

Phải nhận rằng người mình không ham học mấy.  Thí dụ như người đỗ bằng tốt nghiệp, có công ăn việc làm thì thôi, không chịu học thêm.  Tôi cho thế là nhầm lắm.  Người ta dạy cho bấy nhiêu là để cho mình tạm đủ sức mà học lấy, khi ở trường ra mắt là chỗ khởi hành, mình lại tưởng đến nơi rồi.  Nếu tôi được phép, tôi sẽ khuyên anh em thanh niên học rõ nhiều, vừa đọc văn Tây, vừa học lại tiếng ta, vì phần đông người ta mà viết văn ta còn sai nhiều.


6- Mô phỏng đã thành thói quen
Hoa Bằng
(“Phải có cái gì để làm đặc tính của người mình chứ.” Tri tân, năm 1941)

Hết thảy mọi phương diện, chẳng hạn, từ văn học tới nghệ thuật - chúng ta đều ăn của người, nhưng đã biết hóa để làm của riêng của mình chưa?

Bình tĩnh mà xét, từ hình thức đến tinh thần ta nay cũng có một đôi phần tiến.  Nhưng cái óc mô phỏng hay còn rõ sờ sờ trung hết thảy mọi mặt.

"Chúng ta phải làm con cháu của cổ nhân chứ không nên làm nô lệ của cổ nhân.”  Đối với cổ nhân ta nay còn phải dè dặt thay, huống chi đối với gió bốn phương, há lại nên bạ chiều nào che chiều ấy?!


7- Kiếp người bấp bênh văn chương sầu não
Nguyễn Văn Huyên
(“Văn minh Việt Nam,” năm 1944)

Sự đơn điệu tẻ nhạt của cảnh sắc thiên nhiên, tính chất chu kỳ của thiên tai, sự cách biệt của các nhóm người, sự phân chia nam nữ, nền giáo dục khắc nghiệt và khô khan khiển người Việt thiên về u buồn và sầu não.

Cá nhân bị giam hãm một cách chặt chẽ và giả tạo trong những khuôn khổ cứng ngắc như gia đình và làng mạc đến nỗi họ không quan niệm nổi họ có khả năng hành động một mình.  Vì thế khi môi trường chung quanh không còn giữ họ lại bằng những mối ràng buộc thông thường mà lễ giáo quy định, người ta dễ đắm mình vào những bài hát buồn bã u sầu, khiến mọi nỗ lực trí tuệ tiêu tán.

Nền văn hóa vốn thấm nhuần lòng từ bi Phật giáo cũng góp thêm phần dồn nén các dục vọng cá nhân. Rồi quan niệm siêu hình của đạo Lão khiển nhiều tác giả thiên về một cái nhìn bi quan sâu sắc và một sự mỉa mai chua chát.  Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm cũng như các tác phẩm của Trần Tế Xương, Nguyễn Khắc Hiếu…  chỉ là những tiếng vọng của nỗi đau nhân loại. Trong nhiều tác phẩm khác, ta luôn luôn thấy cùng những đề tài giống nhau về nỗi đau khổ, ước mong và hối tiếc, phản ảnh tất cả sự dồn nén tinh thần của cá nhân, hoặc gần như vậy, sự sợ hãi muôn thuở của một kiếp người bấp bênh, một cuộc sống chật hẹp.


8- Một nền nghệ thuật thiếu tư tưởng
Hoài Thanh
(“Có một nền văn hóa Việt Nam,” năm 1946)

Trong lịch sử ta biết bao thế hệ nhà nho kế tiếp nhau mài miệt trong sách vở của thánh hiền mà nào có sáng tác được gì đâu.

Ta không có một nền quốc học nếu quốc học là học thuật riêng của nước.  Trải qua mấy ngàn năm lịch sử ta cơ hồ không có sáng tác gì về học thuật.  Ấy cũng vì ta kém óc trừu tượng khái quát, điều kiện căn bản để phát minh về tư tưởng.

Người phương Tây rất ngạc nhiên thấy ta hôm qua chỉ biết có “Tứ thư Ngũ kinh” mà hôm nay bỗng tin theo những thuyết rất mới mẻ, rất cấp tiến của khoa học hiện kim. Họ không biết rằng học thuật tư tưởng không phải là những căn bản tinh thần của dân tộc ta.  Tư tưởng nào có lợi cho đời sống của dân tộc thì ta theo, nhưng một khi tình thế đổi thay, tư tưởng ấy trở nên có hại cho đời sống chung, ta sẽ trút bỏ dễ dàng không tiếc hối.


9- Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)

Văn chương gọt từng tiếng khác nào như người gọt củ thủy tiên, cái lá này bắt cho quăn, cài giò kia hãm cho thấp trông thì hoa nở đều nhau đẹp đẽ nhưng động vào đã gãy, để chưa mấy ngày đã úa.  Cốt lấy cái khéo nhỏ nhặt làm mất đi cái khí mạnh, gọi là "nhu nhược chi văn chương!"


10- Xu thế trang sức quá nặng
Đào Duy Anh
(“Việt Nam văn hóa sử cương,” năm 1938)

Nghệ thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ.  Phải tôn trọng những phép tắc xưa, cho nên nhà nghệ tài giỏi mấy cũng chỉ phỏng lại những hình thức có sẵn cho khéo, chứ không được theo tự ý mà sáng kiến những cách thức mới.

Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là người biểu diễn ý chí tâm tình của mình, cũng không phải người quan sát và biểu hiện tự nhiên mà chỉ là người giỗi bắt chước những kiểu mẫu sẵn.  Có muốn hơn người thì họ chỉ cốt ra tay cho khéo cốt làm cho thật tỉ mỉ, thật tinh tế, thật dụng công, chỉ cốt xếp đặt các bộ phận cho xinh xắn lộng lẫy.

Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam là tính trang sức.  Nó thiếu hẳn hoạt khí, vì cách biển hóa tuy lưu động mà ở trong phạm vi hình thức, cách phối hợp tuy phiền phức mà ở trong phạm vi thái độ chế kiểu.


11- Lối tính toán thiển cận
Lương Dũ Thúc
(“Nông cổ mím đàm,” năm 1901)

Cách đại thương (1) là có gan làm giàu. Coi người ta phí (2) là bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất, là vì người ta tiên liệu đại lợi, kể chi sự phí.  Chớ như người bổn quốc ta, muốn cho thấy trước mắt có lợi mới chịu làm.  Nếu đem đại thương mà sánh với bán hàng bông (3) thì bán hàng bông ắt thấy lợi trước mắt, hễ mua sớm mai thì chiều thấy lợi, còn mua chiều sáng thấy, chớ như đại thương thì ít nữa là năm năm còn nhiều hơn là mười năm mới thấy lợi.  Song so lợi dễ thấy thì là lợi ít, cái lợi mà lâu thấy thì thật lớn lắm.

Người nước nào đều có ngay gian xấu tốt, họ không phải là tiên phật chi hơn mình, song họ làm rồi thì quen, còn người mình không làm, nên cứ nghi hoặc hoài mà thôi.

——————
(1) Buôn bán lớn.
(2) Bỏ tiền của ra sử dụng.
(3) Bán hoa quả bông trái.


12- Mê tín gây nhiều lãng phí
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)

Lễ kỳ (1) an chủ ý là trừ khử ma quỷ cho dân xã bình an.  Ta lại tin theo Phật thuyết (2), bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tốt, chiến khí binh tiền được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì đâu, rút lại chỉ tại ta tin nhảm.

——————
(1) Kỳ đây là cầu.
(2) Theo tôi (người viết / Trần Văn Giang) Cụ Phan Kế Bính có lẽ hiểu lầm (!?) Phật thuyết của Phật giáo về vấn đề đốt vàng mã, mũ Ngọc Hoàng v..v... Đốt vàng mã không phải là sản phẩm của Phật giáo mà là sản phẩm của mấy ông nhà Nho Trung Hoa truyền sang Việt Nam dưới thời Việt Nam bị đô hộ. Một số các thầy "cúng," những người nầy không phải là các Sư Tăng đạo Phật, vẫn còn dùng cái hủ tục mê tín dị đoan này vì nhiều người Việt nẫn còn tin!


13- Không ai chuyên nhất việc gì
Tân Việt (*)
(“Mỗi người một việc” - Đông Pháp thời báo, năm 1928)

Các nước phú cường, người nào làm việc gì.  Nhà khoa học lo cả đời phát minh, người làm giàu thì cứ việc làm giàu. Còn nước ta thì không thế.  Một người làm năm bảy việc, trong khi làm bầu gánh hát bộ, lại có xuất bản một cuốn tiểu thuyết ái tình, lại có mở một cửa hàng tạp hóa, ít lúc chi đó lại vọt xuống tàu sang Pháp làm chính trị.

Người ngoại quốc thấy vậy, cho rằng chúng ta có lòng ham hố quá, hoặc cho rằng không có đức chuyên nhất, không có tính nhẫn nại.

——————
(*) Một bút danh mà Diệp Văn Kỳ và Phan Khôi ký chung trên Đông Pháp thời báo 1928 (theo Lại Nguyên Ân). Nghe giọng (văn phong) thì người viết ở đây có lẽ là Diệp Văn Kỳ (?)


14- Dễ dãi trong tiếp nhận nên hỏng việc
Phạm Quỳnh
(“Giải nghĩa đồng hóa,” Nam Phong, năm 1931)

Người An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa (1), dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa (2) làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh (3), biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để (4) chỗ tinh túy.

Tỷ như thợ An Nam thì phóng chép tài lắm, những hình dáng kỳ đến đâu, những kiểu cách lạ đến đâu, họ cũng bắt chước được như hệt cả.

Học trò ta học rất mau, nhớ cũng rất mau, nhưng chưa chắc đã hiểu thấu đã hóa được những cái người ta dạy mình.

Một người trí não khô cạn hay là vì không được tiêm nhiễm những cái tinh hoa của nòi giống mà thành ra khó cạn đi - một người như thế không thể không thể nào hiểu thấu được cái tinh thần của Tây phương. Có đồng hóa chỉ đồng hóa được cái bề ngoài, chỉ bắt chước được cái hình thức.

Cái cách đồng hóa dễ dàng thô thiển đó thiết tưởng không phải là cái tính tốt, mà có thể cho là cái tính xấu được.  Chưa chắc cái học tiếp thu được dễ dàng như vậy đã làm cho óc được khôn ra, người được chín ra chút nào.

Đồng hóa một cách cấp tốc, một cách vô độ há chẳng phải là hại hơn lợi?

——————
(1) Tiếp nhận.
(2) Biến cải.
(3) Ngón nghề, mánh lới.
(4) Gốc rễ, cơ bản.


15- Quá tin ở những điều viển vông
Phan Bội Châu
(“Cao đẳng quốc dân,” năm 1928)

Mê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bầy định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành, núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu, vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo, vì che mưa gió mới có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà, cho đến thần cửa thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần, kết quả thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết, tin thần bao nhiêu thì tai họa bấy nhiêu...


16- Tầm thường hóa những giáo lý sâu xa
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)

Phật giáo là một tôn giáo riêng, cũng có lý tưởng. Mà lời thiện ác báo ứng cũng đủ khuyên răn người. Nhưng hiềm ta không cứu (1) đến nguyên lý mà chỉ tin những lời trần hủ (2), sùng tín cái vỏ xác ngoài còn cái lý cao xa của người ta, không mấy người nghĩ đến.  Đã không ích gì, mà làm hại của cải cũng chỉ bởi lòng tin sai vậy.

——————
(1) Xét đoán, tra hỏi.
(2) Cũ kỹ, không hợp thời.


17- Vớ được sách nào theo sách ấy
Nguyễn Văn Vĩnh
(“Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)

Có kẻ sáng ngày ra vào phủ thờ bà cô, ông mãnh nào, chiều lại vào làm tôi con ông Trần Hưng Đạo là thần hay trị những tà ma, những ông hoàng bà chúa. Đến sáng hôm sau cũng người ấy có thể chay lòng thực dạ mà nghe giảng những lời đạo đức của ông Khổng, ông này không có dạy phải tin thờ ông thần ông thánh nào cả hoặc là đi lễ Phật là một đạo trái hẳn với mọi ma thiêng thần dữ.

Nói rút lại, thì người An Nam ta tin bậy hình như theo lý tưởng này: Dẫu không có mà tin cũng chẳng hề chi, ngộ có mà không tin, có lẽ hại đến mình. Cho nên cứ tin liều đi.

Người ta theo lý tưởng ấy cho nên sinh ra những đạo không có tôn chỉ, quy tắc pháp ở trong tay mấy anh sư mô, thầy cúng, ngày nay làm theo sách này, ngày mai bịa ra sách khác, có ngược nhau cũng chẳng ai bảo sao. Mà người tin, người tộc trưởng, người làm lễ tang lễ hỷ, cũng cứ tùy bện mà theo, vớ được sách nào theo sách ấy, tùy cách lịch sự tùy gia tư (1) mà theo lễ này hay lễ kia, chứ không theo tôn chỉ nào cả.

Còn như sự đi chùa Hương và các chùa chiền khác, nhiều người cho như một cái tật của các cụ già và của người đàn bà. Cũng có kẻ bảo là việc hay, cũng có người cho là việc dở. Hay là vì các bà các cô đi lễ bái như thể nó cũng thêm được cái dáng đạo đức, cái nếp nhà ra một chút.  Dở là vì các bà ganh nhau tốn kém và mấy ông sư ông vả lại cũng chưa quên hẳn sự đời.

——————
(1) Của cải, tài sản trong gia đình.


18- Đời sống tôn giáo hời hợt
Nguyễn Văn Huyên
(“Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)

Mặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm.  Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách. Không có sự giáo dục tôn giáo cụ thể, cũng như không có sự tuyên truyền tôn giáo có tổ chức.

Mọi người chỉ cầu tới tôn giáo do nhu cầu vật chất.  Ở một số trường hợp, người ta tìm kiếm một kết quả trước mắt như khỏi bệnh, có con, có tiền tài.  Người ta cũng cầu thần để cho đời sống một người đã khuất ở thế giới bên kia được dễ dàng, để thi đỗ, để nhanh chóng trong một việc, để đi xa một chuyển được bình yên... Thường thường trong ý thức dân gian, tôn giáo được quy lại chỉ còn là một lô thực hành thờ cúng đã trở thành bắt buộc.  Lễ nghi là tất cả, nó đôi khi bao gồm những nghi thức rắc rối hoặc núp dưới một hình thức long trọng có tính cách bề ngoài.


19- Từ ảo tưởng tới thoái hoá
Phan Khôi
(Báo Thần chung, năm 1929)

Mấy trăm năm nay, thuyết minh đức tân dân (1) làm hại cho sĩ phu nhiều lắm, nhất là trong thời đại khoa cử thịnh hành. Buổi còn đang đi học thì người nào cũng nhằm vào hai chữ tân dân đó mà ôm những hy vọng hăo huyền, cứ tưởng rằng mình ngày sau sẽ làm ông nọ bà kia, sẽ kinh bang tế thế, rồi mình sẽ thượng trí quan, hạ trạch dân, làm nên công nghiệp (2) ghi vào thanh sử (3) đến đời đời, không ngờ thi không đậu hay đậu mà không làm ra trò chi, thì trở nên thất vọng, thiếu điều ngă ngửa người ra, tay chân xuôi lơ và bủn rủn.

Còn người khác đắc thời, thi đậu ra làm quan thì lại ỉ rằng bấy lâu mình đă có cái công phu minh đức, nghĩa là mình đă học giỏi rồi, thì bây giờ cứ việc thôi sờ học ư sở hành, chớ có lo chi.

Bởi vậy nên có những ông thượng thư bộ hộ mà làm chẳng chạy bốn phép toán, thượng thư bộ binh mà cả đời chẳng biết đến cái lưng con ngựa ra sao cái cò khẩu súng là gì. Mà rồi ông quan nào cũng như thượng đế cả, nghĩa là toàn trí, toàn năng (!)

——————
(1) Trích từ câu đầu tiên của sách Đại học, có nghĩa làm sáng đức và khiến dân luôn luôn đổi mới.
(2) Cũng tức là sự nghiệp.
(3) Thanh sét thời cổ ở Trung Quốc dùng thẻ tre để chép sử, nên lịch sử thường được gọi là thanh sử.


20- Chăm học nhưng chưa thoát khỏi tư cách học trò
Phạm Quỳnh
(“Bàn về quốc học,” Nam phong, 1931)

Nước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò!

Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế… Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi… chưa mấy ai là rơ rệt có cái tư cách – đừng nói đến tư cách nữa, hăy nói có cái hy vọng mà thôi – muốn độc lập trong cơi tư tưởng cả.

Như vậy thì ra giống ta chung kiếp (1) chỉ làm nô lệ về đường tinh thần hay sao? Hay là tại thần trí của ta nó bạc nhược quá không đủ cho ta cái óc tự lập.

——————
(1) Suốt đời.


21- Không có can đảm là mình
Nguyễn Duy Thanh
(“Muốn cho tiếng An Nam giàu,” báo Phụ nữ tân văn, 1929)

Ông Dorgelès trong quyển “Con đường cái quan” có nói đến thói hay bắt chước của người mình. Đại khái ông nói rằng: “Ngày xưa người Tàu sang cai trị An Nam, người An Nam đều nhất nhất theo Tàu cả. Nay người Pháp sang bảo hộ mới được gần một trăm năm, mà nhà cửa đă theo Tây thời rất dễ dàng, nói đến tiếng An Nam thời khô khan, hình như phải dịch tiếng mình ra tiếng nước ngoài… Khoa học có nói rằng giống thằn lằn hễ bám vào cây nào thì lâu dần sẽ giống da cây ấy. Ở bên An Nam này thời không thế, thằn lằn không đổi màu da mà chính cây đổi màu da để lấy màu da thằn lằn.”

Câu nói đau đớn thay mà xét người ta nói cũng phải. …Người viết văn phải có can đảm mà dịch những chữ nước ngoài ra. Mở đầu có hơi ngang tai, sau dần rồi cũng nghe được. Cụ Nguyễn Du không can đảm sao dịch nổi chữ tang thương ra chữ bể dâu, chữ thiết diện ra chữ mặt sắt (1)… Mà cũng lạ thay cho người mình không suy xét kỹ: Người Tàu nói chữ vân cẩu tang thương có khác gì chữ mây chó chữ bể dâu không. Ấy thế mà giá mình nói “Bức tranh mây chó vẽ người bể dâu” (2) tất phần nhiều người cho là mách qué! Người Tàu trước kia làm gì có những tiếng cộng hòa, cách mạng, cá nhân, vật lý học, kỷ hà học (3)… Vì sốt sắng làm cho tiếng nước nhà giàu thêm lên, nên họ không ngại khó, rồi mới đặt ra được cái tiếng ấy. Người mình thì không thế. Muốn dịch một chữ Pháp hay chữ Anh ra tiếng nước nhà mà không dịch nổi, thì cứ việc mở ngay tự vị (4) Tàu ra, trong ấy đă sẵn sàng cả rồi. Dù người Tàu có dịch sai chăng nữa cũng mặc cứ cắm đầu cắm cổ mà chép, ai biết đến đó mà lo.

——————
(1) Hai câu nguyên văn trong Truyện Kiều: “Trải qua một cuộc bể dâu” và “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vi tính.”
(2) Một câu trong “Cung oán ngâm khúc.” “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.”
(3) Tức hình học.
(4) Tức từ điển.


22- Thạo sử người hơn sử mình
Hoàng Cao Khải
(“Việt sử yếu,” 1914)

Sĩ tử khắp nước ta làu thông kinh sách mà không biết đất đai của nước ta và ṇi giống dân ta như thế nào. Họ chỉ biết Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông mà không biết Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ ra làm sao. Họ chỉ biết Khổng Minh, Địch Nhân Kiệt mà không biết các bề tôi Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn thờ vua giúp nước như thế nào. Họ chỉ biết núi Thái Sơn cao chót vót, sông Hoàng Hà sâu thăm thẳm, nhưng không hề hay biết núi Tản Viên từ đâu tới, sông Cửu Long ở Nam Kỳ – phát nguyên từ nơi nào. Ưa chuộng phong tục nước ngoài cho nên bao nhiêu nghi lễ về quan hôn tang tế (1), chúng ta đều bắt chước người Trung Hoa cả. Lại c̣òn lấy kỹ nghệ nước ngoài làm ưa thích. Đă không chịu học hỏi cách biến chế, óc sáng kiến của họ, mà tại đi tiêu thụ hàng hóa giúp cho họ. Đa số những vật liệu như đồ sứ, hàng tơ, lụa, hàng thêu, hàng đoạn (2)… chúng ta đều đi mua sắm từ bên Trung Quốc về dùng. Rồi dần đà lâu ngày, linh hồn của dân tự nhiên bị đổi dời, trí năo của dân ta tự nhiên bị bưng bít mà ta không hề biết, chỉ vì cái cớ chúng ta cứ chuyên trọng Bắc sứ (3) mà thôi.

——————
(1) Các việc thuộc về đình đám, ma chay, cưới xin…
(2) Hàng dệt bằng tơ, mặt bóng mịn.
(3) Tức lịch sử Trung Hoa.


23- Đầu óc vọng ngoại và hay kỳ thị (**)

Luôn luôn có đầu óc vọng ngoại, nghĩa là tôn sùng hàng (ngoại) hóa và người ngoại quốc – những gì đến từ bên ngoài Việt Nam đều tốt đẹp hơn ở nội địa. Có lẽ vì dân trí mình còn thấp kém lại bị ngoại quốc đô hộ quá lâu - trên ngàn năm. Đã đành là đối với người ngoại quốc thì e sợ, nhát nhúa, nhưng đối với nhau thì lại thích hống hách và kỳ thị.

Người mình có đủ mọi kiểu kỳ thị: Tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Hoà hảo, Cao đài, Tin lành v.v..); Địa phương (nơi, miền); Sinh trưởng (Nam, Trung, Bắc); Sắc dân (Kinh, Thượng, Cao miên, Chàm, Trung hoa…); Bằng cấp và Xuất xứ được đào tạo giáo dục (truờng Việt, trường Mỹ, truờng Tây, trường Tầu, trường Liên xô…)

Sang sống tị nạn ở hải ngoại, sau khi ăn nên làm ra, cũng thấy bắt đầu dở mòi kỳ thị người thiểu số, da mầu bản xứ (da đen và da nâu / Mễ) nhiều khi tính kỳ thị của người mình còn hơn cả người Da trắng chính gốc bản địa nữa (!)


24- Vô kỷ luật (**)

Bất cứ ở đâu cũng có thể lấy thịt đè người, to tiếng, chen lấn vô trật tự, khinh thường người khác có vẻ nhỏ bé, nhã nhặn hơn mặc dù chưa (hoặc chẳng cần) hiểu rõ họ là ai?  Ở những nơi như chợ búa, hàng quán… Những nơi cần phải được xếp hàng theo thứ tự, tuần tự thì phe ta cứ tự tiện bất chấp luật lệ, lẽ phải tự nhiên (“common senses”), cứ tranh dành thế nào để rồi chen lấn, xô đẩy xếp thành một hàng ngang thôi mới vừa ý – hàng ngang có nghĩa rằng mọi người đều là số 1, không ai chịu thua kém ai?  Thiệt tình, dân mình thiếu hẳn cái “văn hóa xếp hàng!” – Người nào hung bạo nhất, to tiếng nhất thì người đó cũng tự cho mình có cái quyền phải được phục vụ trước (?)  Hay thật!

Sau biến cố tháng 4 năm 1975, người Việt Nam di tản đi tị nạn cộng sản khắp thế giới, sau khi đã được định cư ở những nước văn minh Âu Mỹ thì Cộng Đồng Việt Nam bị những sắc dân bản xứ và thiểu số khác coi thường chỉ vì cái "thói quen cố hữu 4000 năm chen lấn" này.

Vấn đề “vô kỷ luật,” thiếu lịch sự tối thiểu còn được thấy ngay trong các dịp đi dự tiệc cưới, họp mặt, lễ lạc, giờ hẹn phòng mạch bác sĩ…  Cứ tự nhiên đi trễ cả tiếng đồng hồ sau giờ ấn định làm các quan khách, các thân hữu, người phục vụ phải chờ đợi trông ngóng mệt mỏi.  Sự trễ nãi lạc hậu này đã trở thành một hủ tục gắn liền với người Việt Nam.  Đến nỗi tại hải ngoại có câu vè châm biếm:

"Không ăn đậu (“bean”) không phải Mễ,
Không đi trễ không phải Việt Nam…"


________
Chú thích:
(**) TVG viết thêm 2 tiểu mục số 23 và 24.


__._,_.___

Posted by: irene2007us irene2007us 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List